Thứ Ba, 28 tháng 7, 2020

Hướng dẫn chuyển đổi đất trồng cây hàng năm sang đất trồng cây lâu năm

Khi có nhu cầu chuyển đổi đất trồng cây hàng năm sang đất trồng cây lâu năm, người sử dụng đất cần phải nắm được thủ tục, pháp lý theo đúng quy định. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn từ A-Z các bước để chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất trồng cây hàng năm sang đất trồng cây lâu năm. 

Có phải xin phép khi chuyển đổi đất trồng cây hàng năm sang đất trồng cây lâu năm?



Đây đang là vấn đề được nhiều người sử dụng đất hết sức quan tâm. Theo khoản 1 Điều 11 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 12 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT, chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất trồng cây lâu năm không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng phải đăng ký biến động. 

Ngoài ra, không phải toàn bộ trường hợp chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất trồng cây hàng năm sang đất trồng cây lâu năm đều không phải xin phép. Trong trường hợp bạn muốn chuyển đổi đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm thì cần phải được sự cấp phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 

Hướng dẫn chuyển đổi đất trồng cây hàng năm sang đất trồng cây lâu năm


Để chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất trồng cây hàng năm sau đất trồng cây lâu năm, bạn cần nắm được trình tự cũng như các thủ tục dưới đây: 

Chuẩn bị hồ sơ


Đây là khâu vô cùng quan trọng, quyết định đến 50% thành công cho việc chuyển đổi. Không ít trường hợp người sử dụng đất không nắm được bước này nên dẫn đến việc thiếu sót, mất nhiều thời gian để bổ sung, sửa đổi.

Hồ sơ đăng ký biến động bao gồm: 

Theo khoản 2 Điều 11 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT, người sử dụng đất có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ, gồm: 
  • Đơn đăng ký biến động theo Mẫu số 09/ĐK.
  • Giấy chứng nhận

Trình tự thực hiện

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, bạn cần nắm được trình tự thực hiện như sau: 

Bước 1. Nộp hồ sơ

Theo khoản 2, 3 Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ theo cách sau:
- Cách 1: Hộ gia đình, cá nhân nộp tại UBND cấp xã nơi có đất nếu có nhu cầu (xã, phường, thị trấn).
- Cách 2: Không nộp tại UBND cấp xã: 
+ Nếu địa phương đã tổ chức Bộ phận một cửa thì nộp tại Bộ phận một cửa ở cấp huyện.
+ Nếu chưa tổ chức Bộ phận một cửa thì nộp hồ sơ như sau:
  • Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
  • Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện, nếu địa phương chưa có Văn phòng đăng ký đất đai.
Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết

Bộ phận tiếp nhận và giải quyết sẽ xem xét hồ sơ của bạn đã đầy đủ và đúng quy định hay chưa. Nếu có gì sai sót, trong vòng 3 ngày làm việc, bộ phận tiếp nhận hồ sơ sẽ thông báo đến người sử dụng đất để bổ sung kịp thời. 

Bước 3: Trả kết quả

Trong vòng 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành trả kết quả chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho người sử dụng đất. 

>>> Xem thêm:

Đất trồng cây hàng năm giống và khác đất trồng cây lâu năm điểm gì?

Cùng thuộc nhóm đất nông nghiệp, tuy nhiên đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm không phải là một. Ở chúng có những điểm giống và khác nhau cụ thể sau đây.

Về điểm giống nhau



Nhiều người cho rằng đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm là một cũng hoàn toàn có cơ sở. Bởi vì giữa chúng có những nét tương đồng giống nhau mà nếu không tìm hiểu kỹ sẽ dễ gây nhầm lẫn. Cụ thể:
  • Đều là đất thuộc nhóm đất nông nghiệp. Theo luật, đất đai được chia thành 3 nhóm chính: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng.
  • Đều có thời hạn sử dụng là 50 năm theo quy định. Khi hết hạn sẽ phải gian hạn thời gian sử dụng đất để tiếp tục sử dụng.
  • Đều chịu sự quản lý của Nhà nước. Nhà nước giao, cho thuê người dân sử dụng.
  • Sẽ bị thu hồi nếu như thuộc diện phải thu hồi.
  • Không được xây dựng nhà ở nếu không chuyển đổi mục đích sử dụng.

Về điểm khác nhau



Rất nhiều người thường nhầm lẫn giữa đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm vì các điểm tương đồng nói trên. Tuy nhiên thực chất đây là hai loại hình đất khác nhau, có mục đích sử dụng khác nhau. Ngay tên gọi của chúng đã cho chúng ta thấy những điểm khác nhau cơ bản. Vậy, đất trồng cây hàng năm khác đất trồng cây lâu năm ở điểm gì? 

  • Đất trồng cây hàng năm là đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây có chu kỳ từ khi sinh trưởng cho đến lúc thu hoạch không quá 01 năm. Đất trồng cây hàng năm bao gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác.
  • Đất trồng cây lâu năm là đất được sử dụng vào mục đích trồng các loại cây trồng một lần nhưng sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm. Gồm có: cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả lâu năm, cây dược liệu lâu năm, cây lấy gỗ, làm bóng mát... 
Vậy, có thể hiểu sự khác nhau giữa đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm chính là thời gian chu kỳ sinh trưởng cho đến khi thu hoạch ngắn hay dài. Và có thể khẳng định, sự khác nhau này không căn cứ theo thời hạn sử dụng đất ngắn hay dài như nhiều người vẫn lầm tưởng. 

Việc phân biệt rõ điểm giống và khác nhau giữa 2 loại đất này sẽ giúp cho người sử dụng đất sử dụng đúng mục đích của đất. Đất trồng cây hàng năm chỉ được phép trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng ngắn. Nếu muốn chuyển sang trồng cây lâu năm thì phải làm thủ tục chuyển đổi đất trồng cây hàng năm sang đất trồng cây lâu năm theo đúng quy định của pháp luật. Việc sử dụng đất sai mục đích sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị thu hồi đất.

>>> Xem thêm:

Thứ Ba, 21 tháng 7, 2020

Đất trồng cây hàng năm là gì? Có hạn sử dụng không?

Đất trồng cây hàng năm là loại đất phổ biến ở nước ta hiện nay. Thế nhưng khái niệm đất trồng cây hàng năm là gì và loại đất này có hạn sử dụng hay không thì không phải ai cũng biết. Để giải đáp thắc mắc được đặt ra ở đầu bài, mời các bạn theo dõi bài viết này của chúng tôi.

Đất trồng cây hàng năm là gì?



Theo thông tư 28/2004/TT-BTNMT thì đất trồng cây hàng năm là đất chuyên trồng các loại cây ngắn ngày (thời gian sinh trưởng cho đến thời gian thu hoạch không quá 01 năm), bao gồm đất sử dụng theo chế độ canh tác không thường xuyên; đất cỏ tự nhiên có cải tạo được dùng vào mục đích chăn nuôi; hoặc đất trồng lúa, đất cỏ…

Đất trồng cây hàng năm thuộc nhóm đất sản xuất nông nghiệp, gồm có đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm. 

Trong đất trồng cây hàng năm có các loại: 

  • Đất trồng lúa (gồm đất chuyên trồng lúa nước, đất trồng lúa nước còn lại và đất trồng lúa nương)
  • Đất trồng cây hàng năm khác (gồm đất bằng trồng cây hàng năm khác và đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác)

Thời hạn sử dụng của đất trồng cây hàng năm



Đất trồng cây hàng năm có thời hạn sử dụng hay không là thắc mắc của hầu hết mọi người. Để biết câu trả lời, bạn cần phải xem xét xem đây là đất cho thuê hay đất được giao.
  • Nếu đất trồng cây hàng năm thuộc hộ gia đình, cá nhân mà được nhà nước giao đất, công nhận quyền sử dụng đất thì thời hạn sử dụng là 50 năm. 
  • Với đất trồng cây hàng năm mà rơi vào diện được Nhà nước cho hộ gia đình, cá nhân thuê thì thời hạn cho thuê là không quá 50 năm. 
  • Đối với tổ chức mà được Nhà nước cho thuê đất, giao đất thì sẽ được xem xét, quyết định trên cơ sở dự án đầu tư đã được phê duyệt hoặc đơn xin giao đất của tổ chức đó.
  • Nếu là đất được giao muốn chuyển nhượng phải xin phép cơ quan có thẩm quyền về vấn đề chuyển nhượng đất.
  • Nếu là đất cho thuê, thì xem lại trong hợp đồng cho thuê đất có điều khoản quy định bên thuê được quyền chuyển nhượng đất không? Nếu không có điều khoản này phải xin phép cơ quan đã cho thuê đất.
Như vậy, đất trồng cây hàng năm có hạn sử dụng, tùy vào đối tượng khác nhau mà hạn sử dụng cũng khác nhau. Khi đất trồng cây hàng năm hết hạn sử dụng thì người sử dụng đất phải tiến hành gia hạn mới có thể tiếp tục sử dụng.

Liên quan đến vấn đề này, nhiều người cũng đặt ra câu hỏi rằng đất trồng cây hàng năm có xây nhà được không? Câu trả lời là đất trồng cây hàng năm nói riêng và đất nông nghiệp nói chung đều có thể xây nhà nếu như người sử dụng làm thủ tục chuyển đổi đất lên thổ cư. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất phải thực hiện đúng theo quy định của pháp luật tại Luật đất đai 2013.

>>> Xem thêm:

Thủ tục chuyển đổi đất trồng cây hàng năm lên đất thổ cư mới nhất

Ở bài viết Đất trồng cây hàng năm có xây nhà được không chúng ta đã biết đất nông nghiệp nói chung có thể xây nhà nếu như thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Tương tự, muốn chuyển đất trồng cây hàng năm lên đất thổ cư để có thể xây nhà, bạn cần nắm được những trình tự, thủ tục dưới đây:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ


Bao gồm:

– Đơn xin chuyển đất trồng cây hàng năm lên đất thổ cư

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, và tài sản gắn liền với đất hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

– Chứng minh thư hoặc thẻ căn cước công dân, hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế, sổ hộ khẩu.


Bước 2: Nộp hồ sơ


Nộp hồ sơ đã chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ trên đến Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện, nơi mảnh đất tọa lạc.

– Cán bộ thụ lý hồ sơ sẽ xem xét và sẽ thụ lý hồ sơ nếu đã đầy đủ giấy tờ. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc sai sót, trong vòng 03 ngày làm việc thì phía cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ có trách nhiệm thông báo đến cho người nộp hồ sơ cũng như hướng dẫn cụ thể để kịp thời bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định của pháp luật.

Bước 3: Cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường xử lý hồ sơ hợp lệ


– Cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tiến hành việc thẩm tra hồ sơ, xuống thửa đất để xác minh thực địa, thẩm định đất đai.

– Cán bộ phòng TN&MT tiến hành hướng dẫn chủ sử dụng đất đi nộp tiền chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

– Cán bộ phòng TN&MT trình lên Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét và ra quyết định đối với hồ sơ đó thì có đầy đủ để chuyển đổi mục đích sử dụng đất hay không.

– Cán bộ phòng TN&MT sau khi hồ sơ được duyệt thì sẽ tiến hành cập nhập, chỉnh lý vào cơ sở dữ liệu đất đai trong mạng nội bộ và vào hồ sơ địa chính lưu tại phòng.


Bước 4: Trả kết quả


Phòng tài nguyên môi trường sẽ trả kết quả là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới, cụ thể là đất trồng cây hàng năm đã được chuyển đổi lên thành đất thổ cư. 

Thông thường, không quá 15 ngày kể từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ thì bạn sẽ nhận được kết quả từ phòng TN&MT. 

Phí chuyển đổi đất nông nghiệp lên đất ở người sử dụng đất phải đóng là phí trước bạ được tính bằng công thức: Lệ phí trước bạ = Giá lệ phí trước bạ x Phức thu lệ phí trước bạ theo tỷ lệ (%). Trong đó Giá lệ phí trước bạ là giá đất do UBND cấp tỉnh quy định.

Trên đây là tất cả những gì bạn cần biết về đất trồng cây hàng năm chuyển đổi thành đất thổ cư để xây nhà. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm những thông tin bổ ích để hỗ trợ trong việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, từ đó sử dụng đất hợp lý và hiệu quả hơn.

Đất trồng cây hàng năm có được xây nhà không? (Giải đáp)

Đất trồng cây hàng năm có được xây nhà không là thắc mắc chung của rất nhiều người. Đất trồng cây hàng năm thuộc nhóm đất nông nghiệp, trong khi pháp luật quy định đất nông nghiệp không thể xây nhà. Vậy nếu muốn xây nhà trên đất nông nghiệp, cụ thể là đất trồng cây hàng năm thì phải làm thế nào?

Xây nhà trên đất trồng cây hàng năm có sao không?



Khoản 7 Điều 13 Nghị định 121/2013 NĐ – CP quy định :

Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

- Xây dựng công trình trên đất không được phép xây dựng;

- Xây dựng công trình sai thiết kế được phê duyệt hoặc sai quy hoạch xây dựng hoặc thiết kế đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với công trình xây dựng được miễn giấy phép xây dựng.

Đất trồng cây hàng năm là đất nông nghiệp. Theo quy định thì đất nông nghiệp không được phép xây dựng nhà ở. Vì vậy, nếu người dân xây nhà trên đất trồng cây hàng năm hoặc đất nông nghiệp thì sẽ bị xử phạt từ 40 triệu - 50 triệu đồng.

Muốn xây nhà trên đất trồng cây hàng năm phải làm sao?


Vậy đất trồng cây hàng năm có được xây nhà hay không? Để giải thích cho điều này, cần phải dựa vào:
  • Luật đất đai năm 2013
  • Thông tư 30/2014/TT-BTNMT hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

Cụ thể, đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm hay đất nông nghiệp nói chung muốn xây nhà trên đất thì phải thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất, được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bao gồm:

- Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối

- Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm

- Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp

- Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp

- Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất

- Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;

- Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.

Khi chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định khoản 1, thì người sử dụng đất phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật cũng như chế độ sử dụng đất, quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất được áp dụng theo loại đất sau khi đã được chuyển mục đích sử dụng.

Tóm lại, đất trồng cây hàng năm có thể xây nhà. Nhưng để xây được nhà trên đất này, bạn cần tiến hành làm thủ tục chuyển đổi đất trồng cây hàng năm sang đất thổ cư theo đúng quy định của pháp luật.

>>> Xem thêm: